Những thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế bạn nên biết

Rate this post

Màu sắc là yếu tố cơ bản giúp nhà thiết kế tạo nên những tác phẩm chuyên nghiệp, đẹp mắt. Nó tác động đến tâm trí con người, làm thay đổi cách chúng ta cảm nhận về mọi thứ chỉ trong vài giây. Ngoài ra, màu sắc còn tác động đến hành vi của chúng ta. Trong nội dung bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu những thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế nhé. 

Màu sắc (Color) là gì?

Màu sắc (Color) là gì? Theo định nghĩa của từ điển, màu sắc là sự phản chiếu của ánh sáng lên vật thể. Màu sắc là nhận thức về thị giác, là tính chất của vật thể, giúp con người phân biệt những vật thể tương đồng. Chúng ta có thể nhận biết màu sắc thông qua sự phản xạ ánh sáng từ các vật thể khác nhau. Có thể phân loại màu sắc dựa trên các đặc tính như saturation (độ bão hòa), Chromaticity (độ kết tủa màu), hue (tông màu) và value (giá trị màu). 

thuat-ngu-ve-mau-sac-1
Thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế

Thuộc tính của màu sắc

Hue – Tông màu

Thường bị nhầm là màu sắc nhưng thực tế màu sắc là thuật ngữ bao gồm những giá trị con như tone, tint, hue,… Trong đó, hue là thuộc tính giúp chúng ta trả lời câu hỏi “đó là màu gì?”. Về cơ bản, hue là tổ hợp của 12 màu cơ bản khác nhau trên vòng tuần hoàn màu sắc (color wheel). Hue là yếu tố cơ bản trong màu sắc, có thể chuyển hóa thành 3 dạng khác nhau như shade (đổ bóng), tone (tông màu), tint (sắc thái màu).

Để phân biệt 3 dạng trên, chúng ta có thể hòa trộn hue với màu trắng để tạo ra tint, trộn màu đen và hue để tạo ra shade. Là sự kết hợp của màu đen và trắng nên tone trông tự nhiên hơn so với tint và shade. 

Màu sắc có đặc tính để phân biệt lẫn nhau. Trong đó value là đặc tính giúp chúng ta biết mức độ tối sáng của một màu sắc. Value được định giá dựa vào cấp độ trắng của màu, màu càng trắng thì value càng cao. 

Chromaticity – Độ kết tủa màu

Độ kết tủa màu Chromaticity (Chroma) cho ta biết độ ’tinh khiết’ của tông màu. Đặc tính này được xác định dựa trên độ hiện diện của màu xám, trắng và đen. Tuy nhiên 12 tông màu cơ bản có Chroma cao nhất do không có lẫn màu sắc nào khác. Màu có Chroma cao trông khá sống động và đậm. 

Saturation – Độ bão hoà màu

Đặc tính này khá giống Chroma và Value nên thi thoảng chúng hay bị nhầm lẫn với nhau. Saturation miêu tả độ đậm nhạt của màu sắc theo cường độ ánh sáng nhẹ – mạnh. Giá trị này cũng được gọi là cường độ màu sắc.

thuat-ngu-ve-mau-sac-2
Độ bão hòa màu sắc

Color Wheel – Vòng tuần hoàn màu sắc

Vòng tuần hoàn màu sắc giúp ta biết được sự tương quan, cách phối các màu sắc với nhau. Vòng tuần hoàn màu được tạo nên từ các màu thứ cấp, sơ cấp và tam cấp (hay còn gọi là Hue – Tông màu).

Vòng tuần hoàn màu sắc được tạo ra bởi Isaac Newton vào năm 1666. Ban đầu nó có dạng sơ đồ và được biến đổi thành nhiều dạng khác nhau theo thời gian. Nhờ có vòng tròn “thần thánh” này, việc phối màu sẽ trở nên dễ dàng hơn. 

Các dạng màu sắc

Primary Colors – Màu sơ cấp

Màu sơ cấp gồm 3 bộ màu cơ bản. Màu sơ cấp là nền tảng của hệ thống màu. Bộ 3 màu căn bản thay đổi tùy vào hệ thống màu khác nhau. Mô hình màu bù trừ (subtractive color system – CMY) bao gồm magenta (hồng cánh sen), cyan (xanh da trời), yellow (vàng). Mô hình màu bổ sung (additive color system – RGB) bao gồm red (đỏ), blue (xanh dương), green (xanh lá). Hệ thống màu RYB bao gồm red (đỏ0, blue (xanh dương), yellow (vàng).

Secondary Colors – Màu thứ cấp

Màu thứ cấp được tạo ra nhờ sự kết hợp của 2 màu sơ cấp. Mỗi hệ thống có những màu sơ cấp khác nhau. Dưới đây là sơ đồ giới thiệu hệ thống màu. 

RGB:

  • xanh lá + đỏ = vàng
  • đỏ + xanh dương = hồng cánh sen
  • xanh dương +xanh lá = xanh da trời

RYB:

  • vàng + đỏ= cam
  • đỏ + xanh dương = tím
  • xanh dương + vàng =xanh lá

CMYK:

  • vàng + hồng cánh sen = đỏ
  • hồng cánh sen + xanh da trời =xanh dương
  • xanh da trời + vàng = xanh lá

Tertiary Colors – Màu tam cấp

Màu sơ cấp và thứ cấp kết hợp với nhau sẽ cho ra đời bảng màu tam cấp. Sở dĩ có tên màu tam cấp vì tên được đặt theo những màu tạo nên nó. Ví dụ như đỏ – tím hoặc vàng – cam.

Màu lạnh, màu nóng và màu trung tính

Các màu được chia làm 3 loại là nóng, lạnh và trung tính.

Màu lạnh gồm có những màu nằm về phía màu xanh lá – xanh dương (green – blue) trên vòng tròn màu sắc. Ngược lại, màu nóng gồm những màu như cam, vàng, đỏ. Màu lạnh khiến người xem cảm giác mát lạnh thì màu nóng mang đến cảm giác ấm áp. Màu trung tính gồm xám, nâu và vàng nâu.

Hệ thống màu

RGB

Hệ màu RGB (Red Green Blue) sử dụng xanh dương, đỏ và xanh lá là màu cơ bản. Kết hợp những màu cơ bản này sẽ tạo ra được các màu như magenta (hồng cánh sen), cyan (xanh da trời) và yellow (vàng). 

Đặc biệt, độ sáng càng cao thì màu càng sáng và nhạt đi. Trộn lẫn màu RGB với mô hình màu bổ sung (additive) mang lại cảm giác phản trực quan với người đã quen với mô hình màu bù trừ (subtractive) trong những màu nhuộm, màu sơn cùng một số vật thể hữu hình khác. 

thuat-ngu-ve-mau-sac-3
Có nhiều hệ thống màu khác nhau

RYB

RYB (Red Yellow Blue) là hệ màu được sử dụng nhiều trong giáo dục mỹ thuật, hội họa. Hệ màu này được xem như nguồn cội về khoa học màu sắc. Trong đó chỉ ra rằng đỏ, lam và vàng là 3 màu phối hợp vô cùng hiệu quả. Đây cũng là lý do chúng ta có hệ màu CMYK.

CMYK

Hệ màu CMY đã được cải tiến khi công nghệ in quang cơ (photomechanical printing) ra đời. Hệ màu được bổ sung thêm màu đen chủ chốt nên có tên là CMYK (Cyan Magenta Yellow blacK). Nếu không có màu đen, các màu nằm gần màu đen sẽ bị chuyển sang màu nâu bùn. Ngày nay, hệ màu này được sử dụng nhiều trong các thiết kế in. 

Các loại phối màu

Color Scheme – Nguyên tắc phối màu

Nguyên tắc phối màu là một trong những thuật ngữ về màu sắc quan trọng. Sự cân bằng màu sắc là yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế. Trong bất kỳ một thiết kế nào, màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà thiết kế phải phân biệt rõ ràng cách phối màu cơ bản – sự hòa hợp màu sắc. 

Monochromatic – Phối màu Đơn sắc

Phối màu đơn sắc sử dụng một màu chủ đạo. Ngoài màu chủ đạo, người thiết kế sẽ sử dụng thêm các tone và shade của nó. Phối màu đơn sắc là lựa chọn hàng đầu bởi nó có tính thẩm mỹ cao.

thuat-ngu-ve-mau-sac-4
Deetu Business Cards – Thiết kế bởi Tubik Studio

Analogus – Phối màu liền kề (phối màu tương tự)

Phối màu tương tự là việc sử dụng các màu nằm cạnh nhau trên vòng tròn màu sắc. Bạn có thể lựa chọn cách phối màu này khi thiết kế không yêu cầu độ tương phản cao.

Complementary – Phối màu Tương phản

Phối Tương phản dùng những màu đối diện nhau trong vòng tròn màu sắc. Cách kết hợp này trái ngược với những phương pháp trên vì nó nhấn mạnh vào độ tương phản.Ví dụ bạn có thể kết hợp màu cam trên nền xanh dương để tạo nên sự tương phản cho thiết kế.

Split Complementary – Phối màu Tam giác cân

Cách kết hợp màu này khá giống với phối tương phản tuy nhiên nó sử dụng nhiều màu hơn. Cụ thể, nếu chọn xanh dương, bạn cần chọn thêm 2 màu bên cạnh màu đối diện của nó là đỏ và vàng. Độ tương phản trong cách kết hợp này không quá rõ nét nhưng bạn có thể sử dụng được nhiều .

thuat-ngu-ve-mau-sac-5
Financial Service Website – Tubik Studio

Triadic – Phối màu Bộ ba (phối màu tam giác đều)

Phương pháp phối bộ ba phù hợp với những thiết kế yêu cầu nhiều màu sắc.Với cách kết hợp màu này, bạn có thể chọn những màu cách đều nhau trên vòng tròn màu. Để đảm bảo sự cân bằng, bạn cần chọn 1 màu chủ đạo và 2 màu còn lại để bổ trợ. 

Tetradic/Double-Complementary – Phối màu chữ nhật

Phối màu chữ nhật là cách được các nhà thiết kế giàu kinh nghiệm áp dụng. Với cách phối hợp màu này, bạn cần dùng 4 màu trên vòng tròn màu, trong đó có 2 cặp màu tương phản. Cách kết hợp này rất khó để cân bằng nhưng nếu làm tốt, bạn sẽ nhận được kết quả vượt mong đợi. 

Phối hợp màu sắc hài hòa, cân bằng là điều vô cùng quan trọng. Việc cân bằng màu sắc khiến thiết kế trông bắt mắt, ấn tượng và thu hút hơn rất nhiều. Từ đó, bạn có thể thu hút được người tiêu dùng, khách hàng cũng như thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Hy vọng bài viết các thuật ngữ về màu sắc trong thiết kế trên sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top

NHẬN TIN TỨC CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email