Wireframe là gì? Các công cụ thiết kế wireframe tiện lợi nhất

Rate this post

Ngoài flat design, prototype và element thì wireframe cũng là một yếu tố căn bản quan trọng trong thiết kế UI UX. Vậy wireframe là gì? Ưu, nhược điểm của wireframe là gì? Thiết kế wireframe dùng công cụ nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

wireframe-la-gi-1
Wireframe là gì? Vai trò của wireframe trong thiết kế UI UX

Wireframe là gì ?

Nếu ví thiết kế UI UX như một ngôi nhà thì wireframe được hiểu là nền móng để xây dựng nên công trình ấy. Hiểu đơn giản, wireframe là một bản thiết kế nháp mô tả bố cục, kích thước, vị trí của từng thành phần trên trang,… Wireframe không có màu sắc, font chữ mà chỉ đơn thuần tập trung vào thể hiện cấu trúc của trang. 

Xây dựng wireframe là yếu tố đóng vai trò quan trọng cũng là bước đầu tiên trong thiết kế UI UX. Xây dựng wireframe bạn cần trả lời được những câu hỏi dưới đây.

  • Website, ứng dụng có cấu trúc như thế nào? Header, footer, sidebar,… được bố trí ra sao?
  • Nội dung của từng trang là gì ?
  • Tổ chức thông tin, phân cấp hệ thống như thế nào? Thông tin hiển thị trên trang trông như thế nào?
  • Các chức năng của giao diện như thế nào?
  • Người dùng tương tác như thế nào?

Ưu điểm, nhược điểm của wireframe

Ưu điểm

Wireframe là hình ảnh tổng thể về giao diện, được xây dựng trong thời gian ngắn nhất, được sử dụng để đàm phán với khách hàng. Các tính năng, nội dung của wireframe website được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu về sở thích của người dùng cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. Wireframe có những ưu điểm nổi bật như:

  • Giao diện trực quan, sinh động, tăng khả năng truyền tải thông tin.
  • Phân cấp thông tin, xác định các nội dung quan trọng để thiết kế chuẩn UX UI. 
  • Là yếu tố đo lường CTA hiệu quả, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng. 
  • Giúp nhà thiết kế xây dựng, phát triển giao diện đẹp mắt, hấp dẫn và sáng tạo hơn.
  • Hạn chế tối đa lỗi, kiểm soát rủi ro, thuận tiện và dễ dàng chỉnh sửa khi cần thiết. 
wireframe-la-gi-2
Wireframe là hình ảnh tổng thể về giao diện, có nhiều ưu điểm nổi bật

Nhược điểm

  • Wireframe là bản phác thảo thô, không gồm có các chi tiết nên khiến người xem khó hình dung tổng thể để triển khai.
  • Xây dựng wireframe cần sự góp sức của các bộ phận khác nhau như content, design. 

Các bước xây dựng wireframe hiệu quả

  • Bước 1: Khai thác cảm hứng, tìm ý tưởng.
  • Bước 2: Xây dựng quy trình là bước làm bạn cần bỏ công sức và tập trung thực hiện. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng framework HTTP/ CSS trong dự án của mình.
  • Bước 3: Lựa chọn công cụ phù hợp.
  • Bước 4: Thiết lập Grid.
  • Bước 5: Xác định bố cục với các ô. 
  • Bước 6: Xác định thứ bậc thông tin với typography. Việc phân cấp nội dung giúp bạn tối ưu thông tin, làm tăng khả năng truyền tải, giúp người dùng hiểu sâu, rõ hơn nội dung. 
  • Bước 7: Tinh chỉnh với dãy màu xám
  • Bước 8: Xây dựng wireframe với mức độ chi tiết cao. Đây không phải là bước bắt buộc. Nhưng thực hiện nó sẽ giúp bạn tìm ra các lỗi sai còn tồn tại, bổ sung và chỉnh sửa những yếu tố còn thiếu mà bản thô không có.
  • Bước 9: Chuyển wireframe thành giao diện trực quan. Công cụ lý tưởng nhất bạn có thể sử dụng là Illustrator bởi ứng dụng hỗ trợ xuất file psd và cho phép người dùng chỉnh sửa khi cần. 

4 công cụ xây dựng Wireframe 

Thiết kế wireframe bạn sẽ phải sử dụng một công cụ từ đầu đến cuối. Do đó để đảm bảo hiệu quả làm việc, bạn cần lựa chọn phần mềm, công cụ phù hợp. Dưới đây là những công cụ xây dựng wireframe bạn có thể tham khảo. 

Omnigraffle

Ommigraffle là công cụ xây dựng wireframe hữu ích hàng đầu dành cho người dùng Mac. Ứng dụng có kho dữ liệu khổng lồ với những thiết kế có sẵn cho phép người dùng tái sử dụng dễ dàng. Công cụ còn giúp người dùng chỉnh bố cục, vẽ đồ thị,… 

Axure

Axure là một trong những công cụ có tuổi đời khá lâu. Công cụ được biết đến như cánh tay đắc lực giúp nhà thiết kế xây dựng các wireframe chuyên nghiệp nhanh chóng. Axure được hỗ trợ cho người dùng sử dụng hệ điều hành Windows.

Illustrator

Đây là phần mềm thiết kế chuyên nghiệp quen thuộc của hầu hết designer. Illustrator với đa dạng tính năng cùng khả năng làm việc hiệu quả nhận được không ít người dùng đánh giá cao. Ứng dụng giúp bạn tạo nên các wireframe phức tạp một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp. 

Phần mềm giúp việc thiết kế, chỉnh sửa, sao chép trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều. Illustrator hỗ trợ nhiều định dạng khác nhau, liên kết với Photoshop, giúp người dùng kiểm soát typography. 

Indesign

Cũng được tạo ra bởi “ông lớn” Adobe, Indesign có khá nhiều tính năng tương đồng với Illustrator. Ứng dụng có khả năng tạo ra các nguyên mẫu tính chính xác cao, tương tác tốt. Indesign cũng có khả năng kiểm soát typography rất tốt. 

Bài viết trên đây là những giải thích chi tiết về wireframe là gì cùng với các gợi ý về phần mềm xây dựng wireframe hiệu quả. Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức hữu ích để ứng dụng vào công việc của mình. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top

NHẬN TIN TỨC CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email