Hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu – 8 yếu tố cần nhớ

Rate this post

Khi nhắc đến bộ nhận diện thương hiệu, nhiều người chỉ nghĩ đến logo, đồng phục, danh thiếp… nhưng như vậy là chưa đủ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chính xác và hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ nhất. 

Tổng quan về hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Một doanh nghiệp đang có nhu cầu phát triển thì không thể bỏ qua việc đầu tư vào thiết kế nhận diện thương hiệu. Trước khi tìm hiểu về hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, các bạn nên có cái nhìn tổng quát về một bộ nhận diện thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là những yếu tố nhìn thấy được và gây sự liên tưởng về thương hiệu đối với khách hàng. Nói một cách đơn giản, bộ nhận diện thương hiệu đại diện cho bản sắc của doanh nghiệp, được thể hiện qua văn từ và biểu tượng. Các thành phần trong đó được thống nhất, đồng bộ với nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp. 

Tổng quát về quy trình hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Trên thực tế, khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng dựa trên nhiều yếu tố, vậy nên bộ nhận diện thương hiệu bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau. Tùy vào từng mặt hàng cốt lõi của mình, các doanh nghiệp sẽ có những hướng đi riêng trong việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Một bộ nhận diện thương hiệu phát huy được hết chức năng thì cần phải hội tụ 4 yếu tố: sự khác biệt, sự liên quan, sự gắn kết và sự kính trọng. 

  • Khác biệt: Giữa bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, dù sản phẩm phổ biến hay độc đáo, thì thương hiệu vẫn cần sự khác biệt để thu hút được chú ý, quan tâm của khách hàng.
  • Liên quan: Một bộ nhận diện thương hiệu thành công cần phải tạo được sự liên tưởng về sản phẩm cốt lõi, khi khách hàng nhìn vào logo, bao bì hay quảng cáo.
  • Gắn kết: Muốn tạo được sự uy tín với khách hàng, thương hiệu phải có sự gắn kết giữa những gì doanh nghiệp quảng cáo và thực hiện. 
  • Kính trọng: Một thương hiệu cần sự khác biệt nhưng vẫn phải được sự chấp thuận, đánh giá cao từ những người trong và ngoài doanh nghiệp.

Ý nghĩa của bộ nhận diện thương hiệu

Như đã đề cập ở trên, cách thiết kế thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện trên thị trường, tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng. Ngoài ra, bộ nhận diện thương hiệu đóng góp một phần không nhỏ vào danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp. Cùng với đó, qua bộ nhận diện thương hiệu, cấu trúc của doanh nghiệp cũng như sự liên kết giữa các đơn vị, phòng ban được thể hiện rõ ràng.

Một bộ nhận diện thương hiệu mạnh sẽ truyền tải được giá trị của doanh nghiệp tới khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Trên thực tế, 89% người tiêu dùng sẽ ủng hộ một thương hiệu lâu dài nếu họ thấy được giá trị của thương hiệu đó.

Hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tăng độ nhận diện và uy tín của doanh nghiệpHướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tăng độ nhận diện và uy tín của doanh nghiệp

Hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Khi nhắc đến bộ nhận diện thương hiệu, chúng ta không thể nhắc đến 3 yếu tố chính bao gồm: tên thương hiệu, logo và slogan. Ngoài tập trung vào 3 thành phần cốt lõi trên, doanh nghiệp cần mở rộng bộ nhận diện, thương hiệu được xuất hiện tại nhiều địa điểm bằng nhiều cách khác nhau thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ tạo được sự chú ý. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng các doanh nghiệp thể hiện thương hiệu một cách đồng bộ, trên nhiều phương tiện khác nhau thì mức lợi nhuận trung bình tăng khoảng 23%.

Hướng dẫn thiết kế nhận bộ diện thương hiệu chuyên nghiệp

Hướng dẫn thiết kế nhận bộ diện thương hiệu chuyên nghiệp

Sau đây là hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu một cách đầy đủ, bao quát và chuyên nghiệp nhất. Có 8 yếu tố mà các doanh nghiệp cần chú trọng để tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo. 

Tên thương hiệu

Trong thiết kế thương hiệu, tên thương hiệu chính là yếu tố được khách hàng ghi nhớ lâu nhất. Mỗi cái tên đều chứa đựng ý nghĩa riêng, câu chuyện đằng sau đó của các doanh nghiệp. Tên thương hiệu có thể tạo sự liên tưởng của khách hàng về mặt hàng đang bán, có thể là thông điệp mang giá trị của thương hiệu đó. Để tạo được sự ấn tượng với khách hàng, tên thương hiệu cần có ý nghĩa, dễ nghe, dễ đọc và dễ nhớ.

Starbucks Coffee - tên thương hiệu nổi tiếng thế giới

Starbucks Coffee – tên thương hiệu nổi tiếng thế giới

Lấy ví dụ về tên thương hiệu Starbucks, câu chuyện về cách đặt tên của họ đáng để các doanh nghiệp học theo. Tên thương hiệu thuở sơ khai là The Cargo House, lấy cảm hứng từ một cuốn văn học cổ điển của Moby Dick. Sau đó người chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu đã phát hiện ra rằng, độc giả của tác phẩm trên dành sự chú ý lớn cho một địa danh có tên Starbos, từ đó tên Starbucks ra đời.

Thiết kế logo

Ngoài chức năng là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp, logo còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Mọi khách hàng tiềm năng đều muốn biết về mặt hàng cốt lõi và thấy được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Đó chính là nhiệm vụ của logo, thể hiện được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và tạo sự tin tưởng của khách hàng, ngay cả khi họ chưa sử dụng.

Logo là yếu tố quan trọng trong hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Logo là yếu tố quan trọng trong hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Có thể bạn chưa biết, doanh nghiệp có khoảng 2 giây để thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng sản phẩm của họ đáng được xem xét. Nếu logo của bạn có khả năng truyền tải được giá trị cốt lõi của thương hiệu, thì khoảng thời gian ngắn ngủi đó sẽ mang lại lợi thế lớn cho bạn.

Tagline và Slogan

Tagline và Slogan trong đều là những câu văn ngắn gọn, dễ nhớ nhằm thể hiện vai trò, sức mạnh và sự uy tín của doanh nghiệp hay sản phẩm mà thương hiệu đó đang quảng bá. Sự khác biệt giữa tagline và slogan nằm ở “tuổi thọ” của chúng. Tagline thường gắn bó lâu dài với thương hiệu, trong khi đó slogan được tạo ra để quảng bá cho chiến dịch mới hoặc thúc đẩy doanh số cho mặt hàng nhất định. 

Trong một vài trường hợp chúng có thể đổi chỗ cho nhau, nhưng ta không thể phủ nhận được vai trò của tagline và slogan trong mọi chiến dịch truyền thông của các doanh nghiệp cũng như thiết kế nhận diện thương hiệu.

Tagline nổi tiếng của thương hiệu Nike

Tagline nổi tiếng của thương hiệu Nike

Thương hiệu Nike đã tận dụng slogan để nói lên quan điểm về vấn nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới đang diễn ra gay gắt. Slogan “Don’t do it” như một câu đối lập với tagline “ Just do it” quen thuộc của Nike, vừa thể hiện quan điểm đứng đắn vừa gợi nhớ tới câu nói đặc trưng của thương hiệu.

Đường nét và màu sắc chủ đạo

Thử mở ra tình huống một khách hàng hoàn toàn xa lạ với sản phẩm của chúng ta, chưa được trải nghiệm sản phẩm trước đó của thương hiệu, cũng không được biết đến qua hình thức truyền miệng, vậy cơ sở nào quyết định đến hành vi mua hàng của họ? Đó chính là đường nét và màu sắc của thương hiệu.

Bước tiếp theo trong qua trình hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đó là lựa chọn đường nét và màu sắc chủ đạo của thương hiệu. Sản phẩm được thiết kế bởi nhiều đường nét góc cạnh, sẽ mang lại cảm giác khác với đường nét bo tròn, mềm mại. Tông màu chủ đạo cũng phải phản ánh được tính chất, đặc trưng của sản phẩm.

Màu sắc và đường nét đánh trúng tâm lý khách hàng tiềm năng

Màu sắc và đường nét đánh trúng tâm lý khách hàng tiềm năng

Trong bộ nhận diện thương hiệu, màu sắc và đường nét là yếu tố minh chứng rõ ràng nhất cho việc doanh nghiệp thấu hiểu phân khúc khách hàng của mình. Bởi lẽ mỗi nhóm khách hàng đều có sở thích, thẩm mỹ riêng, vậy nên bộ nhận diện thu hút được khách hàng là một thành công không hề nhỏ.

Bộ nhận diện thương hiệu online

Với sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn thế giới, các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đã dấn thân vào con đường bán hàng online như một cách để tồn tại qua đại dịch Covid-19. Từ đó, việc đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu online ngày càng được chú trọng. Không chỉ đơn giản là thiết kế website, fanpage, đó còn là sự đồng bộ trong từng hạng mục nhỏ như ảnh bìa, banner, font chữ…

Hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội, trang thương mại điện tử là bước đệm để thiết lập lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu cũng như doanh nghiệp. Từ đó chúng kích thích hành vi mua hàng và tăng sự uy tín trên thị trường.

Sự thống nhất trong bộ nhận diện thương hiệu online

Sự thống nhất trong bộ nhận diện thương hiệu online

Bộ nhận diện thương hiệu ngoài phạm vi doanh nghiệp

Các sản phẩm trong thiết kế nhận diện thương hiệu ngoài phạm vi doanh nghiệp sẽ xuất hiện ở mọi địa điểm, vị trí mà khách hàng có thể nhìn thấy, cho dù họ không có chủ đích tìm kiếm thông tin về thương hiệu. Chúng được thể hiện dưới nhiều dạng như ảnh, banner, pano quảng cáo, hệ thống biển tên, trang trí xe hoặc thùng xe chuyên dụng của doanh nghiệp.

Hệ thống biển hiệu giúp tăng độ nhận diện bên ngoài phạm vi doanh nghiệp

Hệ thống biển hiệu giúp tăng độ nhận diện bên ngoài phạm vi doanh nghiệp

Dù thương mại điện tử có phát triển đến đâu, thì bộ nhận diện thương hiệu ngoài phạm vi doanh nghiệp vẫn có vai trò riêng đối với doanh nghiệp. 3 vai trò chính bao gồm: mở rộng phạm vi nhận diện để tiếp cận khách hàng mới, duy trì sự nhận diện thương hiệu và nâng cao tần suất nhận diện thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng

Hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp đối với khách hàng và đối tác. Vậy xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho đội ngũ nhân viên liệu có quan trọng? Câu trả lời là chúng không kém phần quan trọng. Những vật dụng phổ biến nhất là name card, phong bì, bìa tài liệu, thẻ nhân viên, đồng phục… 

Hệ thống biển hiệu giúp tăng độ nhận diện bên ngoài phạm vi doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng tỷ lệ thuận với sự phát triển của doanh nghiệp

Theo sự phát triển của doanh nghiệp, bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng có thể mở rộng ra nhiều đầu mục khác như sổ tay, bút, thiệp mời… Chúng chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ nhóm nhận diện chính: tên thương hiệu, logo và slogan. Chính vì vậy bộ nhận diện thương hiệu văn phòng cũng là một yếu tố lớn giúp tăng giá trị, vai trò và văn hóa doanh nghiệp trên thị trường.

Ấn phẩm quảng cáo

Cũng giống như slogan, các ấn phẩm quảng cáo được cập nhật liên tục, thiết kế theo từng chiến dịch và sản phẩm, không cố định về mẫu mã, kiểu dáng. Tuy nhiên chúng vẫn phải tuân theo những quy chuẩn riêng của bộ nhận diện thương hiệu, đảm bảo chứa tên thương hiệu, logo, tagline/slogan, đường nét và màu sắc chủ đạo.

Thậm chí những sản phẩm tặng kèm như túi đựng đồ, bộ ấm chén, voucher, vé khuyến mãi… đều nằm gọn trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Sự đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu trong các ấn phẩm quảng cáo

Sự đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu trong các ấn phẩm quảng cáo

Phần hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu trên đã tóm gọn lại những yếu tố cần thiết nhằm tạo nên sự chuyên nghiệp và phát triển tối đa cho thương hiệu. Hãy đón xem những bài viết tiếp theo trên Art City để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về đồ họa và bộ nhận diện thương hiệu nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top

NHẬN TIN TỨC CẬP NHẬT MỚI NHẤT

và các ưu đãi, thông tin độc quyền chỉ dành cho Email