Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố quan trọng để khách hàng, đối tác biết bạn là ai, có vai trò gì trên thị trường,… Và cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu quyết định tới 80% việc mang lại hiệu quả có tỷ lệ chuyển đổi. Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay đang đầu tư khi thực hiện các chiến lược truyền thông thương hiệu.
Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Bộ nhận diện thương hiệu có vai trò như thế nào? Làm sao để triển khai một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả?
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu được coi là một hồ sơ hướng dẫn thiết lập riêng biệt về tất cả các yếu tố cấu thành thương hiệu của doanh nghiệp. Đây cũng là phương thức đưa ra quy tắc để tạo sự thống nhất và nhận dạng thương hiệu. Như vậy, cả bộ nhận diện là tất cả những gì liên quan tới cả các mẫu thiết kế và cách thức sử dụng chúng trên các phương tiện truyền thông.
Bộ nhận diện của mỗi doanh nghiệp thường trả lời cho một số vấn đề cốt lõi như tên thương hiệu là gì? Cách dùng và áp đặt logo của công ty như vậy có được hay không? Mọi người được nói gì về thương hiệu? Chiến thuật tiếp thị được khách hàng ưa thích là gì?…Qua đó, giúp nhân viên công ty sử dụng thương hiệu một cách đúng đắn và truyền tải hết thông điệp của thương hiệu. Bản thân nó sẽ đưa ra mục tiêu cho thương hiệu và triết lý của công ty.
Một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng thường mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty bạn.
Bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Hiểu theo nghĩa cơ bản nhất, bộ nhận diện này giống như vẻ bề ngoài của mỗi người. Vì thế, mỗi doanh nghiệp cần phải có cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng. Thông qua đó giúp:
- Chuyên nghiệp hóa thương hiệu
- Thu hút khách hàng tiềm năng
- Xây dựng lòng tin từ đối tác và khách hàng
- Gây ấn tượng mạnh mẽ tới nhận thức của công chúng, khách hàng về thương hiệu
- Thể hiện rõ nét lĩnh vực và giá trị mà thương hiệu đang theo đuổi
- Thích nghi tốt với các xu hướng mới trên thị trường
- Bộ nhận diện này sẽ như “phát súng” để gây tiếng vang và báo hiệu sự có mặt thương hiệu của bạn trên thị trường
Vì thế, việc đầu tư cho bộ nhận diện này thật hoàn hảo là yếu tố hàng đầu nếu bạn muốn thương hiệu xây dựng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Các nguyên tắc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Cũng như một hướng dẫn cho doanh nghiệp, một bộ thiết kế nhận dạng thương hiệu tốt sẽ cho thấy được tất cả các thiết kế cần thiết để tạo ra và phổ biến thông tin về công ty. Trước khi bắt tay vào việc, designer cần hiểu đầy đủ các vấn đề sau.
Những mục trong bộ nhận dạng thương hiệu
Bộ nhận dạng thương hiệu của doanh nghiệp cần có những yếu tố sau:
- Tổng quan về thương hiệu bao gồm lịch sử, tầm nhìn và cá tính
- Thông số kỹ thuật logo và cách sử dụng logo
- Bảng chữ
- Bảng màu
- Thông số kỹ thuật sử dụng hình ảnh gồm cả phong cách chụp ảnh
- Thiết kế giấy viết thư, namecard.
- Thiết kế và lưới cho in ấn và các dự án web
- Tài liệu để hướng dẫn
- Thông số kỹ thuật cho biển báo và biển quảng cáo ngoài trời
- Phong cách để viết văn bản và giọng văn
- Hướng dẫn phương tiện truyền thông đa phương tiện
- Ví dụ trực quan để hỗ trợ từng quy tắc (cung cấp các ví dụ về sử dụng thích hợp và không thích hợp một cách rõ ràng)
Cách sử dụng logo
Một logo hoàn hảo tức là nó phải được duy trì tính thống nhất trên mọi mặt, từ vị trí sử dụng cho tới những thay đổi được chấp nhận như thế nào. Hãy nhớ rằng, logo là điều đơn giản nhất mà công chúng phải xác định được về thương hiệu của bạn. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng hình ảnh logo một cách hợp lý.
Biết cách sáng tạo và sử dụng logo một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả truyền thông cực kỳ tốt. Thực tế cho thấy, có hơn 90% dân số toàn cầu nhận ra logo mang tính biểu tượng của Coca-Cola (Theo Creative Bloq, 2017). Điều này đã chứng minh vai trò tiên quyết của những ý tưởng đột phá cho việc thiết kế logo thương hiệu.
Nếu còn đang băn khoăn trong vấn đề này, bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng của nhãn hiệu Adobe 2010. Họ đã làm rất tuyệt vời công việc này với việc xác định chính xác quy cách sử dụng logo, phác thảo vị trí, kích thước và những khoảng trắng ở xung quanh.
Cách sử dụng chữ
Bạn cần phải có một định nghĩa về phong cách cho từng loại khi sử dụng thương hiệu gồm in ấn và các ứng dụng kỹ thuật số. Quy tắc về cách sử dụng kiểu chữ phải rõ ràng và mang dấu ấn khác biệt, bao gồm: Những kiểu chữ được chấp nhận khi sử dụng như thế nào, các hướng dẫn cho những kiểu thiết kế khác, kích thước và cách sử dụng từng màu sắc.
Hãy chọn một vài kiểu chữ sẽ được sử dụng trong các dự án thiết kế, bao gồm một số các quy tắc cho các dự án in và các ứng dụng kỹ thuật số. Trong đó, các kiểu chữ cần có một số liên kết chung để tạo nên sự thống nhất.
Cách sử dụng màu sắc
Khi áp dụng màu sắc để thiết kế logo, bạn cần tuân thủ đầy đủ các quy tắc “bất di, bất dịch” để có một sản phẩm hấp dẫn. Bộ nhận dạng thương hiệu nên phác thảo mỗi màu trong thiết kế và cách thức sử dụng như thế nào. Ngoài ra, màu xuất hiện trong logo và được sử dụng cho những nền màu khác nhau, văn bản và các yếu tố khác cũng cần được vạch sẵn trong kế hoạch. Số lượng màu sắc nên ở mức tối thiểu và có thể bao gồm những phiên bản khác nhau.
Cùng với đó, cần chuẩn bị thêm bộ tài liệu cần xác định rõ mỗi màu theo tên và giá trị riêng cho từng dự án. Hãy chọn màu chính, màu phụ và màu thay thế cho các mỗi dự án. Xác định mỗi màu cụ thể có giá trị cho việc in ấn (CMYK) và các dự án kỹ thuật số (RGB , HEX).
Cách sử dụng hình ảnh
Dựa vào việc hình ảnh bạn có được là ảnh chụp hay các bản thiết kế mà sẽ có quy tắc sử dụng, chỉnh sửa riêng. Bộ hướng dẫn này cần xác định rõ: Hình ảnh được sử dụng như thế nào và khi nào? Mẫu nhận diện sẽ sử dụng hình chụp, hình minh họa hay cả hai? Có được sử dụng hình nghệ thuật không? Hình ảnh sẽ được chỉnh sửa như thế nào?…Tất cả những câu hỏi cần được trả lời trong hướng dẫn về hình ảnh.
Phong cách viết văn và giọng văn
Không phải giọng văn nào cũng được chấp nhận. Những gì bạn trình bày ở văn bản giải thích về bộ nhận diện phải phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Hãy phác thảo nhiều văn phong khác nhau cho tới khi có thể áp dụng nó vào dự án.
Cụ thể, hãy tự trả lời các câu hỏi sau để đưa ra định hướng rõ ràng cho giọng văn của mình: Bài viết có cần dài hay đơn giản và ngắn gọn? Giọng văn cần thể hiện sự trang trọng, hay đàm thoại nhiều hơn? Độc giả của bạn là ai?
Skype đã đi theo triết lý định nghĩa thương hiệu của mình trong những thuật ngữ đơn giản và sử dụng phong cách truyền bá thông qua truyền thông. Đối với thương hiệu, sự đơn giản chính là chìa khóa.
Khi tạo ra văn bản hướng dẫn, bạn có thể suy nghĩ về những từ bạn muốn được kết nối như: mát mẻ, đáng tin cậy, đẹp, hiệu quả, hàng đầu. Sau đó, sử dụng những cái đó như đề cương cho các quy tắc làm việc. Sự khác biệt nhưng lại đồng nhất sẽ giúp khách hàng xác định được rõ ràng về bộ nhận diện thương hiệu của bạn.
Về cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, bạn cần hiểu đúng và đủ các quy tắc trên để không mắc bất kỳ sai lầm nghiêm trọng nào. Sau đó, áp dụng chúng vào từng bước trong quy trình lên bộ thiết kế.
Quy trình xây dựng và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Một nhà thiết kế có kinh nghiệm luôn làm việc theo trình tự khoa học để đạt hiệu quả nhất. Trình tự họ bắt đầu một dự án sẽ bao gồm 4 bước cơ bản sau.
Bước 1: Am hiểu dự án, thấu hiểu khách hàng
Bỏ qua bước này, ngay lập tức bạn sẽ gặp khúc mắc ở tất cả các bước tiếp theo. Đây được coi là bước đặt nền móng cho sự thành bại cho bộ nhận diện thương hiệu.
Bộ “nhận diện” là thứ giúp công chúng biết được thương hiệu là ai (thuộc lĩnh vực, ngành nào, bán sản phẩm, dịch vụ gì), đối tượng mục tiêu thương hiệu hướng đến là ai, các giá trị mà thương hiệu đem đến trên thị trường là gì, bản sắc thương hiệu có gì nổi bật… Để bản thiết kế của bạn phải giải quyết được tất cả các vấn đề này, người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cần hiểu biết tường tận về doanh nghiệp để quá trình sáng tạo bộ nhận diện đi đúng hướng.
Bước 2: Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu
Dựa trên cơ sở ở bước 1, bạn có thể thỏa sức thể hiện các ý tưởng thiết kế “bay bổng” cùng sự sáng tạo của mình. Quy trình lên ý tưởng bắt đầu theo thứ tự nhất định.
Tên thương hiệu
Một cái tên thương hiệu ấn tượng, thu hút hoặc đặc biệt sẽ gây ấn tượng mạnh với mọi đối tượng khách hàng. Các thương hiệu của doanh nghiệp ngày nay không chỉ đơn giản là một cái tên. Nó mở ra một câu chuyện về hành trình của doanh nghiệp, nguyên nhân sâu xa và thể hiện được mục tiêu phát triển đằng sau cái tên là gì.
Nguyên tắc tên thương hiệu cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ liên tưởng tới lĩnh vực kinh doanh của họ. Bạn có thể viết nên một câu chuyện thật lôi cuốn, gây ấn tượng ngay lần đầu khách hàng bắt gặp tên thương hiệu.
Slogan
Slogan hay khẩu hiệu thường là một cụm từ ngắn gọn, xúc tích chứa đựng thông điệp của thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Slogan thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Khẩu hiệu này phải đơn giản, đồng thời gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Slogan sẽ đồng hành xuyên suốt theo sự phát triển của thương hiệu nên nó đóng vai trò quan trọng vào việc góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Slogan không chỉ để đọc cho thuận miệng để mọi người nghĩ tới một cách dễ dàng, nó phải được tạo nên bằng cả quá trình nghiên cứu chỉn chu và dự đoán được các xu hướng thịnh hành trong nhiều năm sắp tới. Bạn có thể tham khảo một số ví dụ về câu slogan ghi dấu sâu sắc với khách hàng như “Think Different” của Apple, The “Powers of Dream” của Honda hay Broadcast Yourself của Youtube,…
Logo
Logo được xem là một biểu tượng giúp người tiêu dùng nhận biết ngay tức khắc về thương hiệu. Đây được coi là hình ảnh, biểu tượng của một thương hiệu. Khi nhắc tên, chưa chắc công chúng nhớ được tên sản phẩm nhưng lại liên tưởng tốt tới logo của nhãn hàng đó. Có thể thấy, logo tác động trực tiếp và sâu đậm trong tiềm thức của người tiêu dùng.
Sáng tạo logo đạt chuẩn chưa bao giờ là dễ dàng. Đó không phải là việc chỉ ngồi một chỗ và tự ý sáng tạo. Nhà thiết kế phải đi từ bước khảo sát mong muốn của thương hiệu, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm hình ảnh, màu sắc, hình khối liên quan đến thương hiệu,… làm sao để nổi bật nhất.
Logo của doanh nghiệp muốn trường tồn lâu dài trên thị trường vừa phải khác biệt vừa đảm bảo phù hợp với xu hướng thời đại. Hãy đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận diện được logo trên mọi phương tiện, hiểu được lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động và kích thích được trí tò mò của họ.
Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Mọi sự chuẩn bị, đầu tư tài nguyên đều được sử dụng ở giai đoạn này. Đây là giai đoạn bày tất cả lên, thêm thắt “gia vị” để biến hóa ra hình ảnh logo ấn tượng. Giai đoạn lên ý tưởng tốt thì bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để triển khai chúng thành sản phẩm hữu hình.
Lưu ý các cách sắp xếp hình ảnh, họa tiết, phối hợp màu sắc để có được sự tác động trực tiếp đến thị giác của khách hàng nhanh nhất, định vị thương hiệu rõ ràng nhất. Khi muốn bổ sung chi tiết thì nó phải đáp ứng yêu cầu liên kết, đồng nhất để thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu.
Bước 4: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng
Bộ nhận diện thương hiệu chất lượng không thể thiếu hướng dẫn sử dụng, đây là điều kiện tất yếu của bất kỳ một bộ nhận diện nào. Sau khi hoàn thiện, nhà thiết kế sẽ cung cấp thêm cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả bằng một chiến lược cụ thể. Vì thế, bạn cần phải tổng hợp tất cả những điều lưu ý về logo, màu sắc, vật liệu, cách thức in ấn vào một cuốn cẩm nang, đảm bảo quá trình sử dụng luôn diễn ra thuận lợi nhất.
Như vậy, để có một cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo, nhà thiết kế cần có kinh nghiệm, đầu tư kỹ lưỡng về nội dung và phương thức tiến hành. Từ đó, tạo ra bộ nhận diện khác biệt, nhất quán để truyền tải đầy đủ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Khi chưa có nhiều kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể tham khảo các dịch vụ để được tư vấn thiết kế nhận diện thương hiệu để có một bộ sản phẩm chất lượng.